VIDEO CLIPS
Video
Phun sơn PU đánh vecni đồ gỗ nội thất tại Vinh Nghệ An
Dịch vụ vận tải Nghệ An
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0362.506.706
Hôm nay: 123 | Tất cả: 199,010
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC
Bộ Giao thông xác nhận vận tải biển chỉ áp 40 loại phí
Tin đăng ngày: 14/5/2015 - Xem: 744

Xác nhận có nhiều bất hợp lý trong việc áp phí của các các hãng tàu, song theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải - Nguyễn Văn Công, doanh nghiệp thực tế không phải chịu nhiều khoản thu như thống kê.

Kết quả đợt thanh tra phụ phí theo cước vận tải của 19 hãng tàu hoạt động tại Việt Nam vừa được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho thấy tại Việt Nam, các hãng tàu có thể thu của doanh nghiệp xuất khẩu tổng cộng gần 70 loại phụ phí, trong đó trung bình mỗi hãng thu khoảng 14, 15 loại (cá biệt có trường hợp thu 47 loại).

Trao đổi với VnExpress xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Giao thông vận tải - Nguyễn Văn Công xác nhận theo thông tin của cơ quan quản lý, doanh nghiệp hiện phản ứng nhiều nhất với 13 loại phụ phí, gồm phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí tắc nghẽn cảng (PCS), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ, phí thủ tục, phí lưu kho bãi, phí hóa đơn…

Bộ Giao thông xác nhận vận tải biển chỉ áp 40 loại phí

Tuy nhiên, tổng số phụ phí mà các hãng tàu áp dụng chỉ khoảng 40 loại. "Điều các doanh nghiệp phản đối là họ bị các hãng tàu thu mà không thông báo hoặc thông báo với thời hạn quá ngắn”, ông Công nói.

Giải thích về báo cáo cho thấy có đến 70 loại phụ phí, ông Công cho rằng nguyên nhân đến từ cách tính của doanh nghiệp. “Ví dụ sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ quy định tất cả hàng hóa nhập khẩu vào nước này phải khai báo container theo mẫu hải quan điện tử với tiêu chuẩn riêng. Vì các nhà nhập khẩu không tự làm được nên phải thuê các hãng tàu hay đại lý làm với mức phí khoảng 7 USD mỗi container. Dù là thỏa thuận tự nguyện song khi kê khai, các doanh nghiệp vẫn coi đây là một khoản phụ phí”, Thứ trưởng dẫn chứng.

Một loại phí khác gây bức xúc là dịch vụ xếp dỡ container. Hiện mức phí xếp dỡ này đang được hãng tàu thu ở mức khoảng 83 USD cho mỗi container 20 feet. Song điều làm doanh nghiệp trong nước nhận định phí này bị thu “vô tội vạ” là phần trả lại cho doanh nghiệp khai thác cảng chỉ khoảng 40 USD. Số còn lại được cho là hãng tàu “bỏ túi”.

“Thế nhưng thực tế có rất nhiều tác nghiệp liên quan chứ không phải lúc nào cũng là bốc từ tàu xuống xe hay xuống cảng. Chẳng hạn có loại bốc thẳng từ tàu lên xe đi ngay, nhưng cũng có loại phải bốc vào kho để giải phóng tàu trước. Với trường hợp này, có khi doanh nghiệp chưa nhận hàng ngay thì phải dồn lại để nhận lô hàng khác, khi doanh ngiệp đến lấy thì phải bốc lô container mới ra mới lấy được hàng cũ. Do vậy chi phí bị đội lên”, ông Công ví dụ.

Theo lãnh đạo ngành giao thông, để hạn chế những bức xúc và việc thu phí vô tội vạ, Bộ đang xây dựng một thông tư quy định các hãng tàu phải công khai các khoản thu, chứ không chờ bổ sung vào Bộ Luật Hàng hải dự kiến thông qua vào kỳ họp cuối năm và phải đến tháng 7 năm sau mới có hiệu lực.

Vị Thứ trưởng chuyên trách hàng hải cho hay, thông tư sẽ buộc các công ty vận tải, phụ phí với cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, danh mục phụ phí phải được đăng ký một thời hạn nhất định trước khi áp dụng. “Đặc biệt, nếu các nhà xuất nhập khẩu thấy các phụ phí này là bất hợp lý thì kiến nghị cơ quan Nhà nước để yêu cầu bên thu phải giải trình”, ông Công nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Cục Hàng hải, đến tháng 10/2014, Việt Nam có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài đang hoạt động, đảm nhận khoảng 88% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó đảm nhận gần 100% hàng hóa xuất khẩu đóng trong container xuất, nhập từ các thị trường như Châu Âu, Bắc Mỹ.

Các doanh nghiệp Việt Nam do không được trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng vận chuyển, thường bị áp đặt. Đồng thời, vì chưa có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý, giám sát thu phụ phí nên không bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng và các hãng tàu thường lạm dụng để thu thêm một số loại phí.

Góp ý cho Bộ luật Hàng hải tại Quốc hội ngày 22/6, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) đề nghị cần tạo hành lang pháp lý để xử lý tình trạng các hãng tàu áp đặt thu phụ phí theo cước vận chuyển đường biển vô tội vạ với các doanh nghiệp Việt Nam mà không có sự kiểm soát của bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước.

Trích từ VNexpress.net

Tin tức khác:
Cho thuê xe có lái 16 chỗ Ford Transit Vinh Nghệ An (7/9/2023)
Top 10 đơn vị chuyển nhà trọn gói Nghệ An (27/8/2021)
Tại sao bạn lựa chọn chuyển nhà trọn gói Nghệ An (9/8/2021)
Tuyển dụng nhân viên Lái xe và Thợ tháo lắp đồ gỗ nội thất (10/12/2020)
Địa chỉ ship COD Nghệ An của Viettel Post (23/10/2020)
Ship nhanh TP Vinh Nghệ An (15/10/2020)
Hồ sơ năng lực công ty vận tải Nghệ An (26/9/2020)
SDT Grab Bike, Ô tô Vinh Nghệ An (19/9/2020)
Dịch vụ xe ôm công nghệ Nghệ An (27/8/2020)
Top 10 đơn vị chuyển phát nhanh tại Vinh Nghệ An (10/8/2020)
Tuyển dụng lái xe và phụ xe (27/7/2020)
Thuê dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói cần lưu ý gì? (14/7/2020)
Ship giao hàng nhanh nội thành ở tại Hà Tĩnh (29/6/2020)
Mách bạn mẹo nhỏ nhận dạng đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín (29/6/2020)
Cho thuê Xe tải tự lái Thành Vinh Nghệ An Hà Tĩnh (5/6/2020)

Dịch vụ vận tải Nghệ An
Địa chỉ: Số 318 Đặng Thai Mai, TP Vinh
Điện thoại: 0941.377.371
Email: [email protected]
Website: http://dichvuvantainghean.com

Tin tức
  • Cho thuê xe có lái 16 chỗ Ford Transit Vinh Nghệ An ...
  • Top 10 đơn vị chuyển nhà trọn gói Nghệ An ...
  • Tại sao bạn lựa chọn chuyển nhà trọn gói Nghệ An ...
  • Tuyển dụng nhân viên Lái xe và Thợ tháo lắp đồ gỗ nội thất ...
  • Địa chỉ ship COD Nghệ An của Viettel Post ...
  • Ship nhanh TP Vinh Nghệ An ...
  • Hồ sơ năng lực công ty vận tải Nghệ An ...
  • Facebook chat